Ngày 15/5/2014, Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam và một số Hội viên, doanh nghiệp đã tham dự Hội thảo tại Triển lãm chuyên ngành công nghiệp cao su và sản xuất săm lốp (Rubber & Tyre 2014).

Đã có 33 đại biểu tham dự Hội thảo với chủ đề “Giải pháp nâng cao chất lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam” do ông Nguyễn Đại Thao – Tổng giám đốc Công ty TNHH R1 International (Việt Nam) – trình bày.

Đối với tình hình chất lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam, ông Nguyễn Đại Thao đã nêu lên hiện tượng chất lượng không ổn định khi sản lượng tăng liên tục do nhiều thành phần sản xuất. Chất lượng cao su của đa số nhà máy quốc doanh được quản lý tốt nhưng sản lượng lại tăng ít. Theo ông đề nghị, để hỗ trợ và giám sát việc đảm bảo chất lượng cao su Việt Nam, cần có một Hội đồng Cao su đại diện cho phía Nhà nước, doanh nghiệp, người sản xuất và Hiệp hội, có trách nhiệm chứng nhận chất lượng cho các nhà máy sản xuất cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc gia để được sử dụng nhãn SVR hoặc nhãn của Thương hiệu Cao su Việt Nam. Hội đồng cần định hướng, tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn và chủng loại phù hợp với thị trường, quy định về tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào và hỗ trợ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động trên cả nước về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao và kiểm định để góp phần nâng cao chất lượng cao su Việt Nam.

Về phía tiểu điền, cần tuân thủ các quy trình chăm sóc, khai thác và bảo quản mủ cao su, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, không nên bán mủ trong ngày thu hoạch mà nên chuyển sang sản xuất mủ tờ chưa xông khói để bán cho các nhà máy sản xuất RSS hoặc SVR 10 nhằm tránh bị ép giá mủ nước. Về phía các nhà máy sơ chế cao su, không sử dụng hóa chất cấm, có quy mô đủ lớn để tăng khả năng cạnh tranh, có phòng kiểm định chất lượng và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào để đảm bảo chất lượng đồng đều của sản phẩm.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác