Bệnh phấn trắng do nấm Oidium heveae là một trong những bệnh hại phổ biến ở hầu hết các vùng trồng cao su tại Việt Nam.

phantrangla

Do đó, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai đã xác định việc đánh giá hiệu quả phòng trị phấn trắng trên đối tượng vườn cây cao su (cả về phương diện kỹ thuật và hiệu quả kinh tế) là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh và tránh lãng phí trong đầu tư.

Biện pháp sử dụng thuốc trừ nấm (Vixazol 275SC 0,2%) hoặc gây rụng lá nhân tạo (RLNT 2010 1,0%) kết hợp với sử dụng thuốc trừ nấm (Vixazol 275SC 0,2%) có hiệu quả phòng trị bệnh phấn trắng tốt. Trong suốt quá trình ra lá mới, bệnh luôn ở mức rất nhẹ với cấp bệnh < 1,0; phiến lá to, dày; mật độ tán lá tăng nhanh, che phủ cao và sớm ổn định. Trong khi ở nghiệm thức đối chứng (không phun thuốc) hoặc gây rụng lá nhân tạo đơn lẻ, bệnh luôn ở mức trung bình đến nặng, cao điểm cấp bệnh 3,4 – 4,0, mật độ tán lá chỉ đạt 70 – 80% ở thời điểm mở cạo lại, phiến lá bị biến dạng và tồn tại nhiều vết loang lổ. Năng suất trung bình tại các lô sử dụng thuốc trừ nấm hoặc gây rụng lá nhân tạo kết hợp với sử dụng thuốc trừ nấm cao hơn đối chứng 177,6 – 325,7 kg/ha (tỷ lệ 8,6 – 15,9%), tương ứng với tăng lợi nhuận 6.024.959 – 14.265.105 đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, việc kết hợp thuốc trừ nấm (Vixazol 275SC) với phân bón lá (Komix, Trí Việt 6 hoặc Breed) ở lần phun thuốc thứ 2 – 3 có hiệu quả phòng trị bệnh cao và khác biệt rõ rệt so với đối chứng không phun thuốc.
Ntbtra – Canthostnews, theo Tạp chí NN & PTNT.

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác