Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2014 đạt 30,54 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2013. Tháng 1 năm 2015 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 1,95 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:

  • Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1 năm 2015 ước đạt 312 nghìn tấn với trị giá 152 triệu USD, giảm 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng 1 năm 2014. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 463 USD/tấn, tăng 4,4% so với năm Năm 2014, Trung^ Quốc tiếp tục là thị trường^ xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Philippin (20,59% thị phần) có sự tăng trưởng đột biến trong năm 2014 với mức tăng gấp 2,67 lần về lượng và gấp 2,7 lần về giá trị so với năm 2013. Với mức tăng này Philippin vươn lên đứng vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tiếp đến là Maylaysia, Gana và Indonesia chiếm thị phần lần lượt là 7,31%, 6,02% và 5,1%.
  • Cà phê: Tháng 1 năm 2015 xuất khẩu cà phê ước đạt 100 nghìn tấn, với giá trị ước đạt 202 triệu USD, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm  Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 2.104 USD/tấn, tăng 0,7% so với năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2014 với thị phần lần lượt là 14,13% và 10,17%. Thị trường Bỉ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, gấp 2,4 lần về lượng và gấp 2,31 lần về giá trị so với năm 2013.
  • Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 1 năm 2015 đạt 109 nghìn tấn, giá trị đạt 112 triệu USD, tăng 70,5% về khối lượng nhưng giảm 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 1.669 USD/tấn, giảm 27,9% so với năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là hai thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2014 với thị phần lần lượt là 42,96% và 17,92%, nhưng lại có xu hướng giảm so với năm 2013, cụ thể: Trung Quốc giảm 6,73% về khối lượng và giảm 32,27% về giá trị; Malaysia giảm 9,59% về khối lượng và giảm 38,39% về giá trị.
  • Chè: Xuất khẩu chè tháng 1 năm 2015 ước đạt 9 nghìn tấn, với giá trị ước đạt 17 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 5,7% về giá trị cùng kỳ năm 2014. Giá chè xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 1.722 USD/tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Khối lượng xuất khẩu chè sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với thị phần là 35,53%, tăng 53,43% về khối lượng và tăng 77,01% về giá trị. Trái ngược, thị trường Indonexia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 51,37% về khối lượng và giảm 52,55% về giá trị.
  • Hạt điều : Khối lượng xuất khẩu hạt điều tháng 1 năm 2015 ước đạt 18 nghìn tấn với giá trị ước đạt 129 triệu USD, tăng 19,9% về khối lượng và tăng 16,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 6.586 USD/tấn, tăng 4,5% so với năm 2013. Năm 2014, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt là 31,88%, 15,7% và 11,48% tổng giá trị xuất khẩu.
  • Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 1 năm 2015 ước đạt 9 nghìn tấn, với giá trị ước đạt 49 triệu USD, giảm 11,6% về khối lượng và giảm 28,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2014 ước đạt 7.744 USD/tấn, tăng 11,5% so với năm 2013. Xuất khẩu tiêu sang thị trường Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ân Độ và Hà Lan – 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam năm 2014 – chiếm gần 50% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Thị trường Hoa Kỳ tăng 21,51% về khối lượng và tăng 39,42% về giá trị; Singapore tăng 37,7% về khối lượng và tăng 68,77% về giá trị; Tiều Vương quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 29,47% về khối lượng và tăng 52,13% về giá trị. Thị trường Ân Độ tăng 82,73% về khối lượng và tăng gấp 2,13 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
  • Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 1 năm 2015 đạt 494 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2014 sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 17,08% so với năm 2013. Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 11,1% và 15,55% so với năm 2013. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc – 3 thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam trong năm 2014 – chiếm 65,13% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
  • Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 1 năm 2015 ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập
  • khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường khác đều tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng là 7,55%, 27,85% va 11,38%.
  • Sắn và các sản phẩm từ sắn. Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 1 năm 2015 ước đạt 329 nghìn tấn, với giá trị đạt 116 triệu USD, tăng 7,9% về khối lượng và tăng 12,8% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu mặt hàng này năm 2014 đạt 3,388 triệu tấn với giá trị đạt 1,142 tỷ USD, tăng 8,4% về khối lượng và tăng 4,2% về giá trị so với năm 2013. Trung Quốc – Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần là 84,6%, tăng 8,33% về khối lượng và tăng 2,88% về giá trị.

 Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác