Nông dân cao su tiểu điền Campuchia hy vọng cam kết ổn định giá của các nước sản xuất cao su chủ chốt sẽ giúp kiềm chế sự sụt giảm lợi nhuận.

Đại diện ngành cao su từ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Campuchia và các nước sản xuất cao su khác đã nhóm họp Malaysia tuần trước để thảo luận các biện pháp kiềm chế giá cao su giảm sâu hơn nữa, và đã cam kết thúc giục hội viên nước mình không bán cao su dưới giá 1,5 USD/kg.

Ly Phalla, Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia, cũng tham dự phiên họp tại Malaysia, cho biết, lý do chính khiến giá cao su giảm là dư cung. Ngay khi các nước sản xuất chủ chốt cắt giảm sản lượng, giá sẽ tốt lên.

Nhiều nông dân cao su Campuchia đang đối mặt với nhiều vụ thu hoạch thua lỗ do giá cao su giảm thê thảm. Bất chấp khối lượng xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2014 tăng 29% lên 67.500 tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm 8% xuống 113 triệu USD.

Leng Kimchheang, nông dân cao su với 100 ha trồng cao su ở tỉnh Mondulkiri, cho biết, ông đang phải bán cao su với giá 2.500 riel (0,63 USD)/kg. Mức giá này không đủ bù đắp chi phí lao động. Tuy nhiên, ông Leng Kimchheang vẫn phải hoàn tất vụ thu hoạch để đảm bảo cây cao su tiếp tục cho mủ trong vụ tới.

Oul Kunthy, nông dân cao su có 6 ha cao su ở tỉnh Tbong Kmum, đã bán cao su với giá 3.900 riel/kg (gần 1.000 USD/tấn). Giá cao su đã giảm mạnh từ 5.000 USD/tấn năm 2010, ông Kunthy cho biết.

“Chúng tôi không thể chịu đựng nổi với mức giá hiện tại, nhưng chúng tôi không biết phải làm gì hoặc khó khăn bắt nguồn từ đâu. Nếu có cơ chế giúp giá tăng lên mức tốt hơn, sẽ mang lại hy vọng mới cho chúng tôi”, ông Kunthy giải thích.

Theo Gafin

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác