Đến khu phố Phú Thịnh, xã Phú Riềng (Bù Gia Mập) hỏi ông Nguyễn Hữu Năm (66 tuổi), ít người biết nhưng hỏi ông Năm quét lá cao su thì ai cũng biết. Bởi ông Năm chỉ về nhà lúc chập tối, mờ sáng lại vào rẫy quản lý hơn 30 ha cao su và cây ăn trái ở thôn 3, xã Long Tân (Bù Gia Mập).

Là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh hơn 10 năm nay, ông Năm nhiều lần được đi dự báo cáo điển hình nông dân sản xuất giỏi toàn quốc. Từ 30 ha cây ăn trái và cao su, bình quân mỗi năm gia đình ông thu về hơn 2 tỷ đồng. Ông đam mê sáng tạo và đã chế tạo thành công máy quét lá cao su rất tiện ích đối với người dân.

Ông Năm sáng chế máy quét lá cao s

 

Ông Năm sáng chế máy quét lá cao s

Ông Nguyễn Hữu Năm

Năm 1995, ông Năm về vùng Mộc Hóa, tỉnh Long An mua một máy tuốt lúa trị giá 15 triệu đồng. Khi cho lúa vào, máy quay với công suất lớn, đẩy rơm rạ ra xa hàng chục mét. Chính từ chiếc máy tuốt lúa này, ông Năm nảy ra ý định chế tạo máy thổi lá cao su. “Xuất thân từ công nhân cao su từ những thập niên 70 nên tôi biết mùa khô hàng trăm ngàn ha cao su của các nông lâm trường và hộ nông dân có nguy cơ bị cháy. Nếu một công nhân quét lá bằng máy cắt cỏ   thì chỉ được vài sào một ngày, máy rung còn làm nhức mỏi các cơ bắp không ai có thể làm liên tục một tuần. Ở những công ty lớn, chi phí cho mỗi lần quét lá rất tốn kém lại không hiệu quả. Trăn trở về vấn đề này, tôi đã nảy ra ý nghĩ chế tạo máy thổi lá cao su” – ông Năm bộc bạch.

Từ chiếc máy tuốt lúa mua về được ông Năm tháo rời từng bộ phận để nghiên cứu và cho thay thế bằng một trục lớn có gắn các cánh quạt được che kín tạo thành một góc vuông tạo sức gió nhất định. Chiếc máy thổi lá cao su của ông Năm có 2 bộ phận: máy kéo truyền lực và quạt gió. Bộ phận kéo và truyền lực lấy từ chiếc máy cày, còn bộ phận quạt gió gắn với trục quay của máy cày nhưng qua một hộp số để thay đổi vận tốc của cánh quạt theo ý muốn. Máy cày chạy theo các lô cao su truyền chuyển động cho bộ phận cánh quạt tạo sức gió phía sau đẩy lá cao su gọn thành từng lớp như có người xếp lá bằng tay. Lúc đầu, máy chạy do bị ma sát lớn xịt khói đen, có nguy cơ gây cháy nên ông Năm cải tiến lại bằng một hệ thống bôi trơn tự động.

Chiếc máy quét lá cao su của ông Năm rất hiệu quả. Một công nhân với 8 giờ làm có thể quét sạch từ 8 đến 10 ha cao su, chi phí chỉ mất 10 lít dầu. Nếu quét thủ công (dùng máy cắt cỏ) mỗi ngày một công nhân chỉ quét được 1/3 ha cao su, mất 5-6 lít xăng. Nếu một nông trường có 1.000 ha cao su, chỉ cần 5 công nhân với 5 máy quét lá sẽ giải quyết trong vài tuần. Vào mùa cao su rụng lá, ông Năm thường đi quét thuê cho các hộ tiểu điền vừa nhanh, vừa rẻ nên ai cũng muốn thuê ông Năm quét lá cho vườn cây của mình.

Hữu Dụng

Theo Báo Bình Phước

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác