Ngày 16/3, tại thị xã Đồng Xoài, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) làm việc với tỉnh Bình Phước về tình hình cưa cắt cao su đối với diện tích cao su do Tập đoàn giao về tỉnh.

Đến nay, các Cty cao su thuộc Tập đoàn đã giao về địa phương với tổng diện tích đất cao su là 3.064,78 ha; trong đó có 5,35 ha là đất của dân. Chia theo địa bàn thì diện tích đất trong khu công nghiệp là 1.426,25 ha, đất ngoài khu công nghiệp là 1.638,53 ha.

Diện tích bàn giao của doanh nghiệp thực hiện dự án là 2.391,67 ha, diện tích giao thực hiện các dự án phúc lợi cho địa phương là 340,77 ha, diện tích còn lại chưa bàn giao là 332,34 ha. Cao su thanh lý là 1.495,08 ha; diện tích chưa thanh lý 1.569,70 ha, trong đó có 790,86 ha đã nộp tiền thanh lý cao su trước ngày 1/9/2011 nhưng chưa thanh lý cao su.

img_550916689e4aaTại biên bản làm việc ngày 19/8/2014, hai bên đã thống nhất thực hiện thỏa thuận giữa lãnh đạo tỉnh Bình Phước và lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam xử lý đối với những trường hợp đã đóng tiền thanh lý cao su trước ngày 1/9/2011 nhưng chưa thanh lý cao su thì không phải đóng thêm tiền bồi thường.

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Phước, sau khi có quyết định số 524 ngày 26/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thỏa thuận giá bồi thường thanh lý cao su nhằm khuyến khích, thu hút nhà đầu tư vào tỉnh Bình Phước là 21 triệu đồng/ha.

UBND tỉnh Bình Phước đã giao lại diện tích đất khoảng 6.532 ha cho các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam để trồng mới lại cao su. Nhưng từ khi có quyết định đến nay khi chưa thanh lý cây cao su thì các công ty cao su vẫn thu hoạch mủ. Tỉnh Bình Phước cần giữ uy tín với các doanh nghiệp đã nộp tiền bồi thường thanh lý cao su từ năm 2006 đến 8/2011 với giá 21 triệu đồng/ha nhưng đến nay mới đề nghị thanh lý cao su.

Do thời gian thanh lý cao su có nhiều công đoạn nên mất từ 3 đến 6 tháng nên đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nghiên cứu thực hiện thanh lý nhanh cưa cắt cao su đối với những dự án cần triển khai nhanh và thanh toán cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo giá đấu giá bình quân ở khu vực liền kề.

Đối với dự án chưa nộp tiền thanh lý mà phải nộp theo giá của Tập đoàn, trong thời gian tới tỉnh đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giải quyết trường hợp đầu năm chưa có đơn giá bồi thường của năm hiện hữu thì cho nhà dầu tư được nộp tiền bồi thường cây cao su theo đơn giá năm trước liền kề để nhanh chóng thanh lý. Đến khi nào Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có đơn giá bồi thường của năm hiện hữu thì yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền chênh lệch nếu cao hơn hoặc hoàn trả lại nếu thấp hơn.

Ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc VGR đề nghị hai bên cần thực hiện nghiêm túc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và bản ghi nhớ hai bên đã thực hiện. Tỉnh Bình Phước tăng cường thu hút đầu tư và 24 nhà đầu tư đã đóng tiền trước 1/9/2011 cần phải làm đúng các phương án theo quy định pháp luật, chặt chẽ, thống nhất hai lãnh đạo. Một số diện tích đất dành xóa đói giảm nghèo cần hoàn thiện hồ sơ thống nhất các bên để tiếp tục triển khai, đồng thời cần có kế hoạch đầu tư và tính toán sao cho hợp lý.

Đối với diện tích 790 ha đã đóng tiền phải thực hiện đúng, có xác nhận của UBND tỉnh để đảm bảo là diện tích này đã được đóng tiền trước 1/9/2011. Một số diện tích đã thỏa thuận giữa tỉnh Bình Phước và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nằm trong diện tích chưa thanh lý phải thay đổi nhà đầu tư hoặc thu hồi giao cho nhà đầu tư mới.

Còn diện tích 790 ha cần cưa ngay để bàn giao cho nhà đầu tư những dự án cần làm nhanh, đồng thời triển khai quyết liệt hơn nhằm thu hút đầu tư. Các diện tích đóng tiền sau năm 2011 sẽ thực hiện theo giá bồi thường thực tế để đảm bảo đúng theo các quy định. Những vấn đề khúc mắc, diện tích nào cần làm ngay giao cho các nhà đầu tư tỉnh có yêu cầu sớm, Tập đoàn sẽ hỗ trợ tối đa thực hiện cho tốt.

– Theo Nông nghiệp

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác