Tuần qua, sự biến động giá cả của nhiều loại nông sản chịu ảnh hưởng mạnh từ các yếu tố như: triển vọng mùa màng hết sức lạc quan từ báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA); các nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa đang dõi theo các cuộc đàm phán về những yêu cầu của Hy Lạp nhằm thương lượng lại gói cứu trợ quốc tế khi nguy cơ vỡ nợ tại Hy Lạp đang dần lộ diện. Thị trường lao động Mỹ trong năm 2014 và trong những tháng gần đây tiếp tục có những cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp trong công nhân Mỹ trong tháng 12/2014 chỉ còn ở mức 5,6%, thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Riêng trong ba tháng gần đây, các doanh nghiệp Mỹ đã tạo thêm được hơn 1 triệu việc làm mới.

Giá cà phê thế giới tăng do lượng hàng bán ra từ Việt Nam – nước sản xuất Robusta hàng đầu thế giới giảm và lượng mưa tại các vùng trồng cà phê chính ở Brazil chưa đủ để các hồ chứa có đủ nước cần thiết dự phòng cho mùa khô sắp tới. Giá cao su thiên nhiên giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) tuần qua diễn biến tích cực do giá dầu tăng và lo ngại sản lượng cao su tại các vùng bị lũ lụt tại Malaysia và Thái Lan giảm.

Giá gạo xuất khẩu trên thị trường châu Á tuần này tiếp tục chịu sức ép từ nhu cầu yếu và nguồn cung đang tăng lên ở các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Giá đường thế giới giảm do áp lực từ dự trữ cao và Ấn Độ có thể sớm triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đường thô. Giá hạt tiêu Ấn Độ có xu hướng giảm do áp lực bán ra từ các vùng trồng tiêu Kerala và Karnataka. Tại Mỹ, nguồn cung lợn hơi dồi dào dồn dập đưa ra thị trường trong khi các nhà chế biến lại không thể vận chuyển thịt, một phần là do tắc nghẽn giao thông tại cảng Bờ Tây đã khiến giá liên tục sụt giảm.

Thị trường trong nước, do sức tiêu thụ yếu, giá lúa mới thu hoạch tại Đồng bằng Sông Cửu Long giảm so với tuần trước. Giá thu mua hạt tiêu đen tại Bình Phước và Đắc Lắc tăng nhẹ do nhu cầu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán.

Mời xem toàn bộ bản tin:

Nguồn: Bộ NN&PTNT

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác