Tuần qua, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động từ quyết định chưa nâng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Điều này khiến giới đầu tư vào USD thất vọng và liên tục bán mạnh khiến USD sụt giảm liên tiếp. Vấn đề Hy Lạp đe dọa làm rạn nứt khối đồng tiền chung châu Âu Eurozone vẫn chưa ngã ngũ cũng ảnh hưởng đến sức mua của nhà đầu tư trên các thị trường hàng hóa

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan vẫn duy trì thế vững trước thời điểm mở thầu bán gạo tồn trữ với số lượng lớn. Thị trường gạo châu Á đang chờ đợi các nhà nhập khẩu từ Trung Quốc và Phi-lip-pin quay trở lại để hỗ trợ nâng giá lên trong bối cảnh đấu thầu bán gạo sắp diễn ra tại Thái Lan và thu hoạch vụ lúa Đông Xuân sẽ đạt đỉnh trong tháng 3 tại Việt Nam. Giá lợn hơi tại thị trường Chicago, Mỹ tăng nhẹ do nguồn cung thắt chặt. Giá đậu tương tăng do nhu cầu gia tăng và lo ngại về nguồn cung Brazil bị gián đoạn bởi mưa ảnh hưởng đến vụ thu hoạch.

Giá hạt tiêu Ấn Độ tiếp tục giảm do áp lực bán ra từ vùng trồng tiêu Karnataka nơi vụ thu hoạch đang đạt mức đỉnh điểm. Lượng mưa khá dồi dào trên các vùng trồng cà phê chính phía đông nam Brazil đã tác động mạnh khiến giá cà phê thế giới có xu hướng giảm. Giá đường giảm do áp lực từ chính sách trợ cấp xuất khẩu đường của Ấn Độ, dự trữ đường Thái Lan ở mức cao và triển vọng sản lượng đường lớn của Brazil.

Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhờ thông tin Chính phủ thông qua kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất. Giá tôm tăng do nhu cầu thu mua tăng. Thị trường phân bón trong nước vẫn ổn định trong tuần qua do nhu cầu ở mức thấp.

 Toàn văn bản tin xem dưới đây:

Nguồn: Bộ NN&PTNT

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác