Theo họ, động thái này có thể sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho kho bạc nhà nước đồng thời khiến giá cao su lao dốc.

Một lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp Thái cho biết, Bộ vừa thông qua kế hoạch bán ra thị trường 200.000 tấn cao su dự trữ nhằm giảm gánh nặng trong việc duy trì chất lượng cao su. Tuy nhiên, kế hoạch này ngay lập tức vấp phải sự phản đối từ những người trồng cây cao su tại miền Nam Thái Lan.

Theo Somphong Ratsuwan, chủ tịch hiệp hội những người trồng cao su ở Songkhla, nếu Chính phủ bán cao su dự trữ vào thời điểm hiện tại thì sẽ phải chịu một thiệt hại lớn bởi giá mà Chính phủ Thái mua vào là 100 baht/kg trong khi giá bán ra chỉ có 60 baht/kg. Somphong cũng khẳng định việc giải phóng tồn kho lúc này sẽ đẩy giá cao su xuống thấp bởi mùa thu hoạch đang sắp bắt đầu.

Bên cạnh đó, kế hoạch này cũng sẽ làm suy yếu những nỗ lực ngăn chặn sụt giảm giá cao su trên thị trường thế giới mà Thái Lan, Malaysia và Indonesia – ba quốc gia xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới – đang cố gắng thực hiện.

Tháng 9/2013, những người trồng cao su của Thái đã tiến hành biểu tình vì Chính phủ từ chối đưa ra chính sách hỗ trợ khi giá cao su trong nước đang giảm sâu.

Chính phủ Thái sau đó đã phải nhượng bộ bằng cách tiếp tục thu mua cao su thiên nhiên với giá cao hơn giá thị trường đồng thời cố gắng tìm mọi biện pháp nhằm tăng sử dụng cao su như xây dựng đường bộ, ra chính sách khuyến khích sản xuất các mặt hàng làm bằng cao su thiên nhiên. Song, vẫn chưa có kết quả khả quan.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên cho biết, giá cao su thiên nhiên Thái Lan đã giảm 17% trong 4 tháng đầu năm nay.

Khánh Nguyễn

Theo Trí Thức Trẻ/Thainews

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác