Do giá cao su giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu cao su của Campuchia 6 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù khối lượng tăng mạnh.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Campuchia, nửa đầu năm nay, nước này xuất khẩu 42.189 tấn cao su khô, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng, nhưng doanh thu giảm 2% từ 76,5 triệu USD xuống 75 triệu USD.

Tuy nhiên, tháng 5, Hiệp hội Phát triển Cao su Campuchia cho biết, xuất khẩu cao su của nước này giảm xuống 1.500 tấn từ 2.200 tấn hồi đầu năm. Giá cao su giảm đã buộc ít nhất 1/3 số nhà máy chế biến cao su nước này phải tạm ngừng hoạt động.

Giá cao su trong nước và quốc tế giảm trong những năm qua chủ yếu do cung vượt cầu và nhu cầu của Trung Quốc chậm lại. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu chủ yếu cao su thô.

Năm 2013, thủ tướng Hun Sen đã dự đoán doan thu xuất khẩu nông sản của Campuchia và đặt mục tiêu tăng gần 3 lần diện tích trồng cao su từ 300.000 ha lên 840.000 ha trong 5 năm. Sau đó, Hang Chuon Naron Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, xuất khẩu cao su hàng năm sẽ đạt 1 triệu tấn trong thời gian chưa đến 1 thập kỷ.

Tuy nhiên, hôm thứ 5 (31/7), Ly Phalla, Giám đốc Văn phòng Cao su thuộc Bộ Nông Nghiệp, cho biết, ông dự đoán giá cao su – hoặc diện tích trồng cao su – sẽ chưa tăng lên.

“Hiện thế giới vẫn đang trong tình trạng dư cung. Hơn nữa, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục”, ông Ly Phalla cho biết, cũng viễn dẫn thêm việc Trung Quốc đang sử dụng nhiều hơn lượng cao su sản xuất trong nước cũng là một nguyên nhân.

Ông Ly Phalla cũng hy vọng giá cao su sẽ tăng lên nhưng không quá 2.200 USD/tấn và không trước năm 2020.

Đến khi đó diện tích trồng cao su không thể tăng lên như Thủ tướng Hun Sen hy vọng.

Nguồn: Gafin

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác