DN cao su trong nước ngắc ngoải, bầu Đức vẫn lãi lớn
Trong lúc các doanh nghiệp cao su của nhà nước và tư nhân trong nước gặp khó, bầu Đức vẫn lãi lớn và tiếp tục giấc mơ vàng trắng.
Hàng tồn, giá giảm, dân chặt bỏ cao su
Tờ VOV dẫn lời ông Đoàn Văn Lực, Hiệp hội Cao su Việt Nam, tính đến giữa tháng 6/2014, tại các doanh nghiệp của nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn tồn khoảng 10.000 tấn mủ cao su, trị giá trên 350 tỷ đồng chưa bán được.
Lý do hàng tồn ngày càng nhiều là vào quý IV năm trước, các doanh nghiệp cao su đã tập trung thu mua nguyên liệu để dự trữ, chế biến trong thời gian hết thời vụ khai thác, trong khi giá tiêu thụ cao su thành phẩm liên tục giảm từ 45-50 triệu đồng/tấn (tháng 6/2013) xuống chỉ còn 35 triệu đồng/tấn.
Một yếu tố nữa khiến mặt hàng cao su “dội chợ” do cung đã vượt cầu ngay trong thị trường trong nước và các nước nhập khẩu.
Chỉ tính riêng tại tỉnh Tây Ninh, tính đến cuối năm 2013, tích cây cao su đã lên đến 98.170 ha, trong đó diện tích đã đưa vào khai thác là 76.989, sản lượng đạt 165.372 tấn (quy khô)/năm.
Người dân tại nhiều địa phương chặt bỏ cao su chuyển đổi sang cây trồng khác do giá giảm mạnh – Ảnh: TTO |
Còn về phía nhập khẩu (mặt hàng cao su ở Tây Ninh 60% là xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch) cũng đã lâm vào khủng hoảng thừa. Thời điểm tháng 5/2014 tại cảng Thanh Đảo – Cảng giao dịch quốc tế về cao su thuộc tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc vẫn còn thừa 300.000 tấn mủ, chưa kể Thái Lan đang “xả hàng” khoảng 200.000 tấn để giải phóng kho dự trữ…
Từ đó, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tuy giá hạ từ 25-30% so cùng kỳ năm ngoái, nhưng mặt hàng này vẫn ế ẩm.
Theo đó, dẫn đến tình trạng người dân phải phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây trồng nông nghiệp ngắn ngày khác.
Không chỉ những vườn cao su non 2-3 năm tuổi bị chặt phá, các diện tích cao su đang cho mủ cũng bị nông dân đốn bỏ không thương tiếc, số khác không được chủ vườn khai thác với lý do doanh thu mủ không đủ bù chi phí nhân công.
Cụ thể, ông Vương Quốc Thới, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết, tổng diện tích cao su bị người dân trên địa bàn tỉnh chặt bỏ là khoảng 1.300ha, trong đó có 700ha cao su già, gần 250ha cao su 4-5 tuổi…
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Nông cho biết, tình trạng người dân chặt bỏ cao su đã diễn ra vài tháng nay trên địa bàn tỉnh.
Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Tây Ninh, Đắk Nông mà còn diễn ra tại nhiều địa phương từ miền Đông đến miền Trung như Quảng Trị, Bình Dương, Bình Phước…
Đầu tư nhà máy chế biến, bầu Đức lãi lớn từ cao su
Các doanh nghiệp trong nước hiện khố đốn trong tình trạng hàng tồn kho cao, giá giảm mạnh, người dân phải chặt bỏ cao su để chuyển sang cây trồng khác nguyên nhân từng được chỉ ra do các doanh nghiệp chỉ yếu xuất khẩu thô, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, khi nguồn cung vượt quá cầu, sẽ dẫn đến tình trạng tồn kho, giảm giá.
Còn với ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai – chủ doanh nghiệp có quỹ đất cao su chỉ đứng sau Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và là tư nhân có quỹ đất cao su lớn nhất Đông Nam Á vẫn sống khỏe nhờ việc phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu cao su.
Bầu Đức và các nhà đầu tư tại rừng cao su |
Vào đầu năm 2013, nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh Attapeu với diện tích 5ha có giá trị đầu tư 11 triệu USD, công suất 25.000 tấn/năm đã được khánh thành.
Theo Bầu Đức, điều này càng có ý nghĩa lớn hơn khi nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh Attapeu là nhà máy chế biến mủ cao su SVR đầu tiên được tập đoàn xây dựng cho đến thời điểm này và cũng là nhà máy đầu tiên có công suất 25 ngàn tấn/năm được xây dựng ở Lào.
Bầu Đức cũng từng chia sẻ với báo chí, vị thế cao su VN hiện vẫn chưa được đánh giá cao tương ứng với vị trí. Mặc dù là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới nhưng cao su VN có chất lượng chưa cao và chưa tạo được thương hiệu nên giá cao su thường thấp hơn 10-20% so với giá cao su của Thái Lan, Malaysia.
Bên cạnh đó, VN xuất tới 60-70% cao su sang Trung Quốc nên xảy ra hiện tượng bị ép giá và chịu rủi ro của chính sách và tình hình kinh tế của nước này.
Theo Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, măm 2014, Hoàng Anh Gia Lai sẽ có 50.000ha cao su thu hoạch. Trung bình mỗi ha thu hoạch 2 tấn mủ và với giá cả tạm tính như hiện nay thì từ năm 2014 trở đi, mỗi năm lợi nhuận thu được của doanh nghiệp này sẽ là 450 triệu USD từ xuất khẩu cao su.
Thu Phương
//Tin tự động cập nhật//