Giá hàng hóa trên thị trường thế giới tuần qua tiếp tục biến động. Thị trường đang tập trung vào phiên họp chính sách ngày 22/1 của lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Có nguồn tin cho thấy lãnh đạo ECB đã đề xuất chương trình cho phép ngân hàng mua 50 tỷ euro trái phiếu/tháng bắt đầu từ tháng 3/2015. Thị trường hy vọng ECB sẽ công bố Chương trình kích thích kinh tế để thúc đấy nền kinh tế châu Âu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2015 xuống 3,5%. Lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu càng tăng khi Trung Quốc công bố tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 25 năm qua. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2014 chỉ đạt 7,4%, chậm nhất trong nhiều thập kỷ.

Giá cao su thiên nhiên kỳ hạn tại Sở Giao dịch Hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) giảm do đồng Yên suy yếu và số liệu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức thấp. Thị trường cà phê thế giới giảm do thời tiết tại Brazil diễn biến thuận lợi hơn. Giá lợn hơi giao kỳ hạn tháng 2/2015 thị trường Chicago, Mỹ giảm do nguồn cung dồi dào. Giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam giảm trong tuần này dưới sức ép ngày càng gia tăng về nguồn cung cùng với việc Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch mở thầu bán ra một lượng lớn gạo vào tuần tới và Việt Nam chuẩn bị thu hoạch vụ Đông Xuân.

Giá đường thế giới có xu hướng tăng sau khi chính phủ Brazil, nước sản xuất đường hàng đầu thế giới, khôi phục lại thuế xăng dầu, được dự kiến làm tăng nhu cầu ethanol, khiến lượng đường sản xuất ra bị giảm.

Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tuần này diễn biến theo xu hướng giảm do nhu cầu yếu. Giá bưởi tại một số tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng, Bến Tre tăng cao vào dịp cận Tết do năm nay thời tiết không thuận lợi, gây nhiều dịch bệnh, giảm năng suất, chất lượng và có thể sẽ gây khan hiếm cho thị trường dịp Tết sắp tới.

Mời các đọc toàn bộ báo cáo:

Theo Bộ NN &PTNT

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác