Thị trường cao su thiên nhiên năm 2015 dự báo sẽ hồi phục khi nhu cầu tại các nước tiêu thụ tăng và nguồn cung giảm.
Theo Tổng giám đốc Ủy ban Cao su Malaysia Salmiah Ahmad, nhu cầu cao su của Trung Quốc tăng lên sẽ hỗ trợ triển vọng của ngành cao su thiên nhiên. Điều này có nghĩa cầu sẽ vượt cung.

Theo một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2014 và 2015 dự đoán tăng 5,3%. Trong khi đó, sản lượng cao su thiên nhiên của Malaysia giảm xuống 826.421 tấn năm 2013 từ 922.798 tấn năm 2012.

Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) cho biết, nguồn cung cao su thiên nhiên giảm xuống 2,5 triệu tấn trong tháng 6/2014 từ 3,06 triệu tấn cùng năm 2013.
Về việc kiếm soát giá cao su, theo bà Salmiah Ahmad, các nước sản xuất cao su chủ chốt đã tiến hành nhiều biện pháp để ngăn đà giảm giá của cao su.

Thành viên Hội đồng Cao su Ba bên Quốc tế (ITRC) hồi tháng 11 đã nhóm họp để thảo luận và tìm giải pháp cho những vấn đề mà ngành cao su, nông dân cao su đang đối mặt, nhất là cách thức đẩy giá cao su lên.

Tại Hội nghị Bộ trưởng ITRC năm 2014, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã bày tỏ mối quan tâm đến chương trình nghị sự của ITRC trong việc nâng giá cao su thiên nhiên vì lợi ích chung.

Malaysia, Indonesia và Thái Lan chiếm 67% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu, trong khi Campuchia, Lào, Myanmar và Việt nam chiếm 13%.

Tất cả những nước này rất nhạy cảm khi giá cao su giảm do các hộ nông dân cao su tiểu điền chịu tác động lớn nhất.

Sản lượng cao su của Malaysia 10 tháng đầu năm 2014 đạt 560.678 tấn, trong đó nông dân tiểu điền chiếm 60%.

Theo Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan, sản lượng cao su năm 2014 của nước này ước tăng 2,6% lên 4,43 triệu tấn do diện tích khai thác tăng 5,9%.

Trong khi đó, sản lượng cao su năm 2014 của Indonesia ước đạt 3,5 triệu tấn, trong đó 90% được xuất khẩu, chủ yếu sang Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

Theo Hiệp hội các nước Sản Xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC), sản lượng cao su của các nước thành viên (chiếm 93% tổng cung cao su toàn cầu) 11 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 9,97 triệu tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ. Sản lượng của cả năm 2014 dự đoán giảm 7,6% ở mức 10,32 triệu tấn. Tiêu thụ cao su 11 tháng ước tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ. Trong 11 tháng, xuất khẩu cao su thế giới giảm 1,1% đạt 8,06 triệu tấn.

Theo Gafin.vn

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác