Phó TGĐ VRG Huỳnh Trung Trực cho biết, VRG sẽ xây dựng nhà máy chế biến tại khu vực Campuchia được quy hoạch theo cụm. Năm 2017, VRG sẽ xây dựng 2 nhà máy chế biến với tổng công suất 12.000 tấn/năm, chủng loại SVR 10, 20 tại hain cụm: Kampong Thom (lắp đặt dây chuyền 6.000 tấn/ năm tại Công ty CP Cao su Tân Biên – Kampong Thom) và Kratie (6.000 tấn/năm tại Công ty CP Cao su Đồng Nai – Kratie).

Dây chuyền chế biến mủ tờ của Nhà máy chế biến Công ty CPCS Mang Yang – Rattanakiri khánh thành vào tháng 12/2014. Ảnh: Văn Vĩnh

Dây chuyền chế biến mủ tờ của Nhà máy chế biến Công ty CPCS Mang Yang –
Rattanakiri khánh thành vào tháng 12/2014. Ảnh: Văn Vĩnh

Đánh đông mủ chén tại lô

Ông Trực cho biết, trước mắt, từ nay đến cuối năm 2015, tại Công ty CP Cao su Tân Biên – Kampong Thom sẽ triển khai để mủ đông trên chén (và một phần đánh đông tại trạm thu mủ). Việc để mủ đông trên chén kết hợp với “Quy trình thu mủ sạch” sẽ thu được nguyên liệu mủ đông “sạch”, đây là nguồn nguyên liệu chính để chế biến chủng loại SVR 10, 20; đồng thời, là điều kiện tiên quyết để áp dụng công nghệ chế biến SVR 10, 20 theo quy trình tiết giảm. Công nghệ SVR 10, 20 tiết giảm sẽ giảm được khoảng 30% suất đầu tư nhà máy, vì giảm đầu tư thiết bị và diện tích nhà xưởng chính.

Đối với các công ty tại khu vực Campuchia, trong giai đoạn khai thác ban đầu sản lượng chưa cao, khó khăn về địa hình, giao thông, điện, nước; rất bất lợi đối với việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, vì không có địa hình triền dốc để hệ thống “tự chảy” qua các công đoạn xử lý. Do đó, hệ thống xử lý nước thải phải sử dụng bơm nước trong suốt chu kỳ vận hành (tiêu phí điện). Ngoài ra tại đây nguồn nguyên liệu củi đốt dồi dào, nên rất thích hợp cho việc xây dựng nhà máy mủ tờ RSS.

Tăng sản phẩm SVR 10, 20

Theo chủ trương cơ cấu sản phẩm của VRG, sẽ tăng sản lượng SVR 10, 20 trong những năm sắp tới và không tăng mủ tờ RSS. Hiện tại, Công ty CP Cao su Tân Biên – Kampong Thom đã đưa vào sử dụng nhà máy chế biến cao su ở giai đoạn I, dây chuyền mủ tờ RSS công suất 3.000 tấn/năm phục vụ cho cả cụm Kampong Thom. Với mặt bằng nhà xưởng hiện có, dự trù để lắp đặt dây chuyền mủ tờ RSS 3.000 tấn/năm giai đoạn II; nhưng đến nay, để thực hiện chủ trương chuyển đổi mạnh sang SVR 10, 20.

Vì vậy, Tập đoàn dự kiến giai đoạn II (cuối năm 2017) sẽ lắp đặt dây chuyền SVR 10, 20 theo công nghệ tiết giảm, công suất 6.000 tấn/năm, nhằm chế biến hết sản lượng mủ cho cụm Kampong Thom. Đối với cụm Kratie, dự kiến cuối năm 2017 sẽ tiến hành xây dựng nhà máy chế biến tại Đồng Nai Kratie, công suất 6.000 tấn/năm, chủng loại SVR 10, 20 và dự kiến đưa vào vận hành trong quí II/2018. Với nhà máy này, sẽ đảm đương chế biến cho sản lượng mủ khai thác của 2 công ty Đồng Nai Kratie và Đồng Phú Kratie đến năm 2020.

Theo số liệu của Ban Quản lý Kỹ thuật, sản lượng khai thác của các đơn vị tại hai cụm Kampong Thom và Kratie đến năm 2020 gần 32.000 tấn. 2 nhà máy chế biến cao su SVR 10, 20 tại cụm Kampong Thom và Kratie đưa vào hoạt động với tổng công suất chế biến là 15.000 tấn/năm trong năm 2018, sẽ góp phần thay đổi cơ cấu sản phẩm của VRG.

Ngọc Cẩm
Theo Tạp chí CSVN

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác