Ngoài Qùy Hợp, nhiều địa phương khác trồng cao su của Nghệ An như Thanh Chương, Quế Phong, Anh Sơn…cũng đang gặp khó.

Cao su Nghệ An gặp khó

Xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp) là một trong những địa phương có diện tích cao su lớn nhất tỉnh, khoảng 500ha, trong đó diện tích khai thác là 300ha, tập trung chủ yếu ở các xóm như Minh Hòa, Minh Hợp, Minh Thành, Minh Thọ… Các năm trước, mủ cao su được giá nên nhà nào cũng phấn khởi mỗi khi đến kỳ cạo mủ nhưng năm nay thì ngược lại.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (xóm Minh Hòa) có 2 ha cao su. Sau 7 năm chăm sóc, năm nay là lần cạo mủ đầu tiên lại gặp đúng dịp rớt giá. Chị Hằng buồn rầu cho biết: Những năm trước dù thị trường không thực sự sôi động, song với mức giá trung bình từ 40.000 – 45.000 đ/kg (năm 2010 lên đến 60.000/kg) thì người nông dân ít nhiều vẫn có lãi.

Nhưng từ đầu năm đến nay, giá cao su lao dốc khiến bất cứ ai cũng choáng: Thời điểm tháng 5 và tháng 6, giá mủ khô chỉ còn 30.000 đ/kg; đến tháng 7 và tháng 8 tiếp tục giảm xuống còn 26.000 đ/kg và nay là 24.000 đ/kg.

Ông Cao Xuân Hậu, Trưởng phòng Kế hoạch Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 (đơn vị bao tiêu cao su trên địa bàn) cho rằng: Việc duy nhất công ty có thể làm để giúp đỡ người trồng cao su lúc này là nới rộng thời gian vay nợ để bà con yên tâm sản xuất.

Ngoài Qùy Hợp, nhiều địa phương khác trồng cao su của Nghệ An như Thanh Chương, Quế Phong, Anh Sơn…cũng đang gặp khó.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác