Dự trữ cao su tại kho ngoại quan Thanh Đảo Trung Quốc trong tháng 1/2014 tăng hơn 11%, lên khoảng 340.000 tấn, nguồn tin công nghiệp cho biết.

Dự trữ cao su tại Thanh Đảo, chiếm phần lớn hàng tồn kho của Trung Quốc, đạt 339.000 tấn tính đến ngày 15/2, so với 304.300 tấn tính đến 15/1 và đạt khoảng 290.000 tấn trong tháng 12/2013, do sự sụt giảm giá cao su sản xuất lốp xe đã thúc đẩy nhu cầu mua vào.

Sự gia tăng dự trữ tại nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới cũng cho thấy các nhà đầu cơ vẫn sử dụng hàng hóa để thế chấp cho vay, trong đó các nhà nhập khẩu nâng quỹ cho các khoản đầu tư hấp dẫn hơn lĩnh vực khác.

Dự trữ tại Thanh Đảo

“Dự trữ vẫn rất cao, gây áp lực thị trường đi xuống”, nhà phân tích tại Tokyo, đề cấp giá cao su kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo cho biết, giá cao su đã hồi phục trong mấy ngày qua từ mức thấp 17 tháng.

“Chúng tôi có thể dự báo rằng, giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng lên 16.000 NDT/tấn, nhưng tôi nghĩ, do giá vàng và giá các hàng hóa khác tăng cao”, nhà phân tích cho biết. Hầu hết các hợp đồng giao kỳ hạn tháng 7 JRUc6 tại TOCOM đạt mức cao 233,8 yên/kg, mức cao nhất kể từ ngày 30/1.

Giá cao su kỳ hạn Thượng Hải SNRcv1 tăng hơn 5%, lên mức cao 16.395 NDT/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 27/1, sau khi trước đó chạm mức thấp 15.695 NDT/tấn.

Các đại lý cho biết, sự gia tăng ở cả hai thị trường có thể tồn tại trong thời gian ngắn, do dự trữ cũng ở mức cao tại Nhật Bản. Dự trữ cao su thô tại các cảng Nhật Bản tăng 4,1%, so với 10 ngày trước đó, lên 18.094 tấn tính đến 10/2, số liệu từ Hiệp hội thương mại cao su Nhật Bản cho biết.

Giá cao su sản xuất lốp xe tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia giảm xuống mức thấp trong nhiều năm, do lo ngại nhu cầu suy yếu từ Trung Quốc.

Hiệp hội cao su quốc tế (IRCo), đại diện cho 3 nước đã đề nghị các thành viên không nên bán cao su tự nhiên ở mức giá thấp hiện nay.

Vũ Lanh

Nguồn: Vinanet/Bloomberg

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác