Theo Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Ấn Độ là nước phát triển công nghiệp nhanh và lớn nhất tại khu vực Nam Á, đặc biệt ngành sản xuất lốp ô tô, giầy dép, găng tay, dây thun… đây là những ngành sản xuất cần nhiều đến nguyên liệu đầu vào là cao su.

Theo thống kê của Hiệp hội các Phòng Thương mại của Ấn Độ (ASSOCHAM), mức tăng nhập khẩu cao su tại Ấn Độ đang ở mức báo động. Nếu như lượng nhập khẩu cao su năm 2008-2009 mới chỉ ở mức 81.500 MT thì tới năm 2012-2013 đã lên tới 210.000 MT, tức tăng gần gấp 3 lần. Mức tăng trưởng nhập khẩu cao su mỗi năm tại Ấn Độ vào khoảng 28% – 32%.

Theo thống kê sơ bộ của ASSOCHAM, 9 tháng đầu năm tài chính 2013-2014, kim ngạch nhập khẩu cao su của Ấn Độ đạt 734 triệu USD và kết thúc năm tài chính 2014-2015, ước đạt khoảng 1,1 tỷ USD.

Các nước xuất khẩu cao su chủ yếu vào Ấn Độ gồm có In-đô-nê-xi-a (chiếm 42%), Thái Lan (26%) và Việt Nam (24%)

Trong năm 2012-13, lượng tiêu dùng đối với mặt hàng này (bao gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp) đạt khoảng 1.400.000 MT. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch và sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 1.000.000 MT (913.000 MT cao su thiên nhiên, 87.000 MT là cao su tổng hợp).

Khu vực trồng và chế biến cao su chủ yếu tại Ấn Độ là bang Maharashtra (chiếm 16% tổng số các nhà máy sản xuất cao su của cả nước), tiếp đến là bang Tamial Nadu (15%) và Kerala (13%).

Để hạn chế nhập khẩu, đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cao su trong nước, ASSOCHAM đã đưa ra một số giải pháp như Chính phủ Ấn Độ cần i) hỗ trợ, cung cấp thêm đất canh tác cao su cho người dân ii) hỗ trợ thêm về tài chính. Việc này có thể khuyến khích người dân tham gia trồng và sản xuất cao su, từ đó giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu mà vẫn đạt được tăng trưởng cao trong ngành sản xuất chế biến công nghiệp có sử dụng nguyên liệu cao su.

Theo Báo Công thương

//Tin tự động cập nhật//


Bài viết khác